Vàng là một kim loại quý, được coi trọng từ xưa tới nay. Vàng không chỉ là món tài sản tích trữ mà ngày nay, nhiều nơi ứng dụng kim loại quý này vào trong đời sống. Mạ vàng, dát vàng là các phương pháp phổ biến để biến những đồ vật bình thường trở lên đẳng cấp hơn. Cách phân biệt Mạ vàng 24k và dát vàng 9999 như thế nào?
Mạ vàng 24k và dát vàng 9999 là gì?
Chúng ta thường nghe nhiều đến loại vàng 24K, vàng 9999… Loại vàng này có độ tinh khiết rất cao, lên tới 99,99% hay còn được gọi là vàng ta. Vậy sự khác biệt giữa vàng 24K và các loại vàng khác là gì?
Ngày nay, mạ vàng hay dát vàng rất phổ biến trong đời sống người dân
Người ta tính tuổi vàng theo thang độ K – karat (khác với carat là đơn vị đo lường kim cương hay đá quý), số K sẽ chỉ hàm lượng vàng nguyên chất có trong hợp kim. Tuổi vàng được xác định trên thang từ 1 – 24, 1 karat tương đương với 1/24 vàng nguyên chất. Ví dụ vàng 24K có nghĩa là hàm lượng vàng chiếm 24 /24, 18K là hàm lượng vàng chiếm 18/24, vàng 14K sẽ có hàm lượng vàng 14/24. Vàng 24K là vàng tinh khiết nhất với độ tinh khiết đạt 99.99%, tương tự như vàng 9999. Vì thế, vàng 9999 cũng có thể gọi là vàng 24K và được gọi chung là vàng 10 tuổi. Vàng 24K tương đương vàng 9999 hay còn được gọi là vàng ròng, vàng ta, vàng mười…
Mạ vàng 24k
Xi vàng ở miền Nam, hay mạ vàng ở miền Bắc thực chất đều là những cách gọi của việc phủ một lớp vàng lên đồ vật cần mạ bằng các công nghệ hiện đại. Thuật ngữ mạ vàng được sử dụng nhiều hơn cả. Hiện nay, các công nghệ mạ vàng được sử dụng nhiều đó là: Mạ vàng điện phân, mạ vàng PVD, mạ vàng Nano, mạ sơn hiệu ứng,…
Trong số đó, công nghệ mạ vàng điện phân nhúng bể được đa số thương hiệu và khách hàng lựa chọn. Đặc biệt, mạ vàng điện phân sử dụng vàng mạ 24K sẽ cho ra chất lượng sản phẩm tốt nhất, cao cấp. Ngày nay, người ta có thể mạ bất kì đồ vật vào như tượng đồng, đồ sinh hoạt, vật dụng trang trí,…
Sản phẩm tranh đồng mạ vàng 24k đẹp mắt
Dát vàng 9999
Thời xưa, những người thợ thủ công truyền thống đã nghiên cứu ra phương pháp dát vàng để tăng giá trị cho đồ dùng. Những đồ dùng thường được dát vàng như: tượng, tượng Phật, các kiến trúc ở đình, chùa, cung điện, lăng tẩm,… Ngày nay, mọi người còn chọn dát vàng cho các sản phẩm đồ đồng nội thất hay một số kiến trúc trong nhà.
Bằng cách sử dụng những lá vàng được cán mỏng, người thợ dát vàng nhiều lần vào sản phẩm với các công đoạn hoàn toàn thủ công. Chính vì làm hoàn toàn thủ công, giá trị thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và khả năng của người thợ. Nguyên liệu được thợ dát vàng sử dụng là các lá vàng 9999 được cán mỏng. Vì là cắt, ghép, dán những lá vàng mỏng nên nếp nhăn là đặc trưng của phương pháp dát vàng. Tùy thuộc sở thích mà khách hàng lựa chọn dát vàng tạo được nếp nhăn hay công nghệ mạ vàng để tạo nên những sản phẩm có bề mặt mịn đẹp.
Ở Việt Nam hiện nay, còn rất ít làng nghề truyền thống lưu giữ được nghề dát vàng. Nhu cầu dát vàng cho kiến trúc nội thất, nhà, đồ vật ngày càng cao trong khi có rất ít nghệ nhân lành nghề đã khiến cho chi phí dát vàng hiện nay trở nên đắt đỏ.
=>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình mạ vàng tranh đồng tại làng nghề Ý Yên, Nam Định
Cách phân biệt Mạ vàng 24k và dát vàng 9999
Như đã nói ở trên, vàng 24k hay vàng 9999 bản chất giống nhau, đều chỉ lợi vàng có độ K lớn nhất. Việc ứng dụng vàng để chế tác các đồ vật được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chính từ đó, chúng ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa mạ và dát vàng.
Theo đó, khi mạ vàng 24K, vàng bám vào bề mặt vật liệu do quá trình nhúng đồ cần mạ vào bể điện phân. Kết quả cho ra sản phẩm có bề mặt sẽ mịn hơn, bóng, đều hơn và đẹp hơn. Thậm chí các chi tiết nhỏ, hoa văn li ti cũng có thể nổi bật được độ tinh xảo. Bên cạnh đó, nhờ phản ứng hoá học của các kim loại nên việc vàng bám vào bề mặt cũng chắc chắn hơn.
Trong khi đó, việc dát vàng được làm thủ công, ghép từng miếng vàng cán mỏng lên bề mặt. Vì vjay, bề mặt đồ vật sẽ không được mịn, có chỗ sẽ nổi đường nét gồ ghề, hoặc nhám. Các chi tiết nhỏ cũng không đảm bảo được phủ đều vàng. Nhưng cái hay của phương pháp này là tạo bộ trầm hơn cho sản phẩm, không quá bóng, thể hiện đầy đủ các chi tiết, góc cạnh. Việc dát vàng 9999 cũng có thể làm trên chất liệu phi kim nên được ứng dụng khá đa dạng vào cuộc sống.
Mẫu tượng linh vật phong thủy được dát vàng 9999
Mua đồ mạ vàng 24k và dát vàng 9999 ở đâu uy tín?
Tùy theo nhu cầu, sở thích, chi phí,… mà khách hàng lựa chọn sử dụng công nghệ mạ vàng hay dát vàng. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu, cơ sở, làng nghề cung cấp đồ mạ vàng, đồ dát vàng theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng cũng bởi nguồn nhu cầu cao nên đang xảy ra tình trạng “thị trường vàng thau lẫn lộn”. Khách hàng không am hiểu sẽ rất khó để biết đâu là cơ sở cung cấp các sản phẩm đồ mạ – dát vàng cao cấp. Thay vì mạ vàng nguyên chất 24K, hay dát vàng 9999 họ lại sử dụng vàng giả, hay vàng Trung Quốc.
Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và bán đồ mạ – dát vàng, đồ thờ đồng, tranh đồng, tượng đồng … Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa.
Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Nhất là các sản phẩm đồ đồng mạ – dát vàng vừa luôn đảm bảo tiêu chí: đẹp, chất lượng, cao cấp, giá cả phải chăng. Chúng tôi luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu.
Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0912.055.661 – 0985.918.661